Nhà tâm lý học Ba Lan Krytyna Skarzyska từng nói: “Chất lượng cuộc sống của chúng ta phụ thuộc khá lớn vào việc xung quanh chúng ta có nhiều người thấu hiểu chúng ta hay không”.Trên thực tế, không ít người đã từng chỉ vì một kỹ năng giao tiếp ứng xử kém thông minh, thiếu tính nghệ thuật nên đánh mất nhiều cơ hội tốt đẹp trong cuộc sống và công việc.
Vậy làm sao để biết mọi người chú ý, lưu tâm và đón nhận hết những gì bạn muốn truyền tải? Làm sao để cuộc nói chuyện này nhận được sự hứng thú, hào hứng của mọi người. Những bí quyết trong bài viết: Nghệ thuật lắng nghe trong giao tiếp ứng xử giúp bạn thành công dưới đây sẽ giúp chúng ta biết cách lắng nghe một cách chân thành.
Mục Lục Trong Bài Viết
Nghệ thuật lắng nghe – Tập trung chú ý
Rất nhiều người thường có quan điểm rằng lắng nghe là một bản năng. Tuy nhiên, trên thực tế lắng nghe lại là cả một nghệ thuật. “Nói là gieo, nghe là gặt” đó là lý do cho thấy tập trung chú ý lắng nghe người khác nói là cả một nghệ thuật.
Nghệ thuật lắng nghe đầu tiên bạn nên quan tâm đó là tập trung chú ý. Lắng nghe cũng là một thế mạnh, vì vậy để tiếp thu, lĩnh hội được hết thông tin người nói muốn truyền tải đến, bạn cần tôn trọng người nói bằng cách tập trung chú ý.
Nghệ thuật lắng nghe này được xem là một hành động khôn ngoan, tạo được ấn tượng, ý nghĩa, sự thuyết phục để có thể đưa ra những quyết định đúng đắn nhất.
Chú ý – Một nghệ thuật lắng nghe quan trọng trong giao tiếp ứng xử |
Tập trung chú ý với nghệ thuật lắng nghe thực ra không có gì đáng cao siêu, to tát, chỉ cần bạn điều chỉnh lại giao tiếp bằng ánh mắt sao cho hiệu quả nhất, luôn chú ý hướng về phía người nói, bộc lộ sự đồng tình hay thể hiện quan điểm bằng các hành động như gật nhẹ đầu hoặc trả lời ngắn gọn như: “Đồng ý”, “Vâng”, “Ừ’,…
Đây chính là cách giúp người nói có thể cảm thấy bạn đang rất chú ý lắng nghe và hiều được những thông tin trong cuộc giao tiếp đó một cách nhanh chóng nhất.
Nghệ thuật lắng nghe – Đáp lại một cách chân thành
Đáp lại một cách chân thành, khéo để có thể khuyến khích người nói tiếp tục mạch trình bày của họ cũng là một trong những nghệ thuật lắng nghe mà Lời hay ý đẹp muốn lưu ý với bạn. Việc bạn thỉnh thoảng đưa ra một câu hỏi hoặc một câu kết luận để tóm lại những gì đối phương đang nói sẽ tạo điều kiện, gợi mở để họ nói nhiều hơn.
Nếu làm tốt được “chiến lược” này tỷ lệ người nói chia sẻ những dòng cảm xúc chân thành là rất cao. Nghệ thuật lắng nghe này tạo điều kiện rất lớn giúp mọi người mở rộng cuộc nói chuyện, có thể khám phá những gì mà bạn thực sự muốn diễn đạt.
Tuy nhiên, trong nghệ thuật lắng nghe, bạn không nên ngắt lời khi người khác đang nói để cuộc trao đổi được trọn vẹn và tốt đẹp hơn. Luôn dừng lại một vài giây trước khi trả lời cũng là một gợi ý hay giúp bạn để lại thiện cảm với người đối diện.
Nghệ thuật lắng nghe – Đặt câu hỏi
Nguyên tắc vàng trong giao tiếp ứng xử là đặt câu hỏi. Một câu hỏi đúng lúc, đúng chỗ sẽ giúp cuộc giao tiếp trở nên hào hứng, vui vẻ, sôi nổi hơn. Tuy nhiên, nếu một câu hỏi không đúng chủ đề rất có thể sẽ khiến cuộc trò chuyện của bạn rơi vào ngõ cụt và kết thúc trong im lặng.
Nghệ thuật lắng nghe trong giao tiếp ứng xử này khuyến khích bạn có đa dạng kiểu câu hỏi trong mỗi chủ đề nói chuyện. Tùy mỗi chủ đề, độ tuổi người tham gia giao tiếp khác nhau, bạn lựa chọn các kiểu câu hỏi và cách xưng hô tương ứng.
Nghệ thuật lắng nghe tập trung vào đặt câu hỏi sẽ tạo những cơ hội tốt nhất cho mọi người trong cuộc giao tiếp này có thể thấu hiểu được ý tưởng của nhau từ đó giúp cuộc trò chuyện được thoải mái, thông suốt.
Trường hợp bạn không hiểu được ý mà người nói đang diễn đạt, đặt câu hỏi, yêu cầu nêu ví dụ cụ thể hoặc hỏi lại ở điểm này là điều cần thiết nhất để tránh tình trạng “ông nói gà bà nói vịt”.
Nghệ thuật lắng nghe – Thuật lại thông tin
Một câu tóm gọn lại hết các thông tin mà bạn vừa mới lĩnh hội trong cuộc giao tiếp sẽ là câu kết luận chính xác nhất về kết quả cuộc giao tiếp. Đó là cách để chúng ta tôn trọng và thấu hiểu nhau hơn.
Để kết luận lại những chia sẻ của mình, tôi xin mượn lời của Ông Jack Welch, nguyên Tổng Giám đốc của tập đoàn GE. Ông Welch cho rằng: “Công việc quan trọng nhất và khiến tôi bỏ nhiều thời gian nhất là lắng nghe và động viên nhân viên của mình”.
Điều này cho thấy rằng, nghệ thuật lắng nghe trong giao tiếp ứng xử là điều cần thiết và rất quan trọng. Hãy tôn trọng nhau bằng cách xây dựng nghệ thuật này thật tốt, bạn nhé.
Trên đây là một số bí quyết hay về nghệ thuật lắng nghe trong giao tiếp ứng xử, hãy vận dụng chúng đúng nơi, đúng lúc và đúng chỗ để đạt được kết quả cao nhất khi chia sẻ thông tin với nhau.
Bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Bí quyết vượt qua nỗi sợ hãi, chiến thắng bản thân để có thêm nhiều thông tin hữu ích hơn.