Để tìm hiểu về kỹ năng giao tiếp sư phạm, chúng ta hãy tìm hiểu sơ lược về định nghĩa giao tiếp là gì và ý nghĩa của nó ra sao?
Giao tiếp giữa con người với con người trong hoạt động sư phạm được gọi là giao tiếp sư phạm. Hay nói cách khác giao tiếp sư phạm là quá trình tiếp xúc tâm lý, trao đổi thông tin giữa Giáo Viên – Học sinh, giữa Giáo viên với Giáo viên, và giữa Giáo viên với các lực lượng giáo dục.
Trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của mỗi người thì giao tiếp sư phạm đóng một vai trò hết sức quan trọng và hàng đầu, là những tri thức cơ bản và nền tảng tác động tích cực đến tâm lý và nhân cách của chúng ta góp phần vào quá trình xây dựng và phát triển xã hội, đất nước. Vậy:
Kỹ năng giao tiếp sư phạm cho giáo viên
Mục Lục Trong Bài Viết
- 1 Kỹ năng giao tiếp sư phạm là gì ?
- 2 Các biên pháp rèn luyện kĩ năng giáo tiếp sư phạm
- 2.1 Rèn luyện kĩ năng giao tiếp với học sinh
- 2.2 Rèn luyện kĩ năng giao tiếp bằng tôi luyện phẩm chất cá nhân
- 2.3 Rèn luyện kĩ năng giao tiếp bằng cách thiết lập các mối quan hệ cá nhân trong lớp
- 2.4 Rèn luyện kĩ năng giao tiếp bằng cách phát triển kỹ năng giải quyết tình huống sư phạm
- 2.5 Rèn luyện kĩ năng giao tiếp bằng cách dùng các cách giao tiếp khác nhau
- 2.6 Điều chỉnh và điều khiển trong quá trình giao tiếp sư phạm
Kỹ năng giao tiếp sư phạm là gì ?
Để hoạt động giáo dục đạt được hiệu quả cao thì người giáo viên hay giảng viên cần có kỹ năng giao tiếp sư phạm tốt. Kỹ năng giao tiếp là những điệu bộ, hành vi, ngôn ngữ được giáo viên phối hợp hài hòa, hợp lý nhằm đảm bảo đạt kết quả cao trong hoạt động dạy và học.
Kỹ năng giao tiếp là một tổ hợp nhiều kỹ năng cần được rèn luyện hằng ngày để cho quá trình giao tiếp thực hiện một cách nhuần nhiễn và phù hợp với từng giai đoạn khác nhau.
Các biên pháp rèn luyện kĩ năng giáo tiếp sư phạm
Rèn luyện kĩ năng giao tiếp với học sinh
Muốn việc dạy và học đạt hiệu quả tốt thì giáo viên cần chú ý ba yếu tố: Phẩm chất cá nhân của giáo viên, mối quan hệ giữa giáo viên với cá nhân học sinh, phát huy được sự tự tin và tự trọng của học sinh.
Rèn luyện kĩ năng giao tiếp bằng tôi luyện phẩm chất cá nhân
Chân thành luôn thể hiện sự quan tâm, chăm sóc, dạy dỗ và tôn trọng các em học sinh và luôn đối xử với các em một cách công bằng. Không những thế giáo viên còn phải liên tục bỗi dưỡng trình độ chuyên môn, nắm bắt được các phương pháp giảng dạy tốt, và biết giao tiếp phi ngôn ngữ với các em học sinh. Biết cùng chơi với các em, biết nói đùa sẽ giúp các em tiếp thu nhanh và có một buổi học thú vị.
Rèn luyện kĩ năng giao tiếp bằng cách thiết lập các mối quan hệ cá nhân trong lớp
Nắm bắt được từng đặc điểm của từng học sinh như tên, tuổi, hoàn cảnh và tâm lý của các em củng như tình trạng sức khỏe và quá trình học tập của các em. Hiểu biết càng nhiều về học sinh càng tốt nên ghi chép từng điều đặc biệt của học sinh.
Biết thêm cuộc sống ngoài lớp học của học sinh càng nhiều càng tốt. Đồng thời củng nên giành nhiều thời gian để cởi mở với từng học sinh hay từng nhóm nhỏ và thường xuyên tham gia các rò chơi giải trí, hoạt động thể thao văn nghệ với các em. Bên cạnh đó giáo viên cần giúp các em giữ được nội quy, cư xử một cách công bằng phân minh,
Rèn luyện kĩ năng giao tiếp bằng cách phát triển kỹ năng giải quyết tình huống sư phạm
Kỹ năng giao tiếp sư phạm cần thiết cho bất kỳ người nào đứng lớp
giáo viên phải biết vận dụng các phương pháp nhập vai tự luyện và hiểu được tình huống đang diễn ra, tự nhận biết được các biểu hiện nét mặc, lời nói, cử chỉ của mình khi đóng vai, luôn quan tâm sự đánh giá, nhận xét và góp ý của các bạn học sinh. Điều này đòi hỏi người giáo viên phải biết vận dụng sáng tạo và luôn có ý thức tìm hiểu, rút kinh nghiệm.
Rèn luyện kĩ năng giao tiếp bằng cách dùng các cách giao tiếp khác nhau
Điệu bộ, cử chỉ, tư thế, dáng đứng đi. Điệu bộ, cử chỉ của giáo viên là một yếu tố không thể thiếu trong quá trình giảng dạy góp phần làm cho làm cho bài giảng thêm sinh động như những cử động tay chân, cơ thể, ánh mắt triều mến, nghiêm nghị , không quá cuống nhiệt vâ tùy tiện…
Tư thế phải thể hiện linh hoạt trong giao tiếp, cần phải đỉnh đạc, đàn hoàng, ung dung và khoan thai, còn học sinh phải lễ phép, tôn kính và tôn sư trọng đạo.
Điều chỉnh và điều khiển trong quá trình giao tiếp sư phạm
Có khả năng làm chủ nhận thức, thái độ, hành vi, phản ứng của mình, đọc được những vận động trên nét mặt cử chỉ, điệu bộ của đối tượng, biết lắng nghe và xử lí thông tin, linh hoạt với các hoàn cảnh giao tiếp và nội dung giao tiếp.
Trên đây là một số thông tin mà lời hay ý đẹp tổng hợp và mong muốn gửi đến bạn đọc về phát triển kỹ năng giao tiếp sư phạm sao cho hiệu quả nhất.
Xem thêm:
Đúng rồi Rina, mình đang làm giảng viên bên sư phạm, thấy bài viết bạn chia sẻ có giá trị nên đã chia sẻ với các bạn học viên trong lớp 😀
Cảm ơn bạn đã chia sẻ nhé, hy vọng những giá trị này sẽ được lan truyền đến với nhiều người hơn nữa 🙂
Cảm ơn bài viết đầy đủ và chi tiết của chị Rina, đây đúng là thông tin bổ ích mà em đang tìm 🙂
Hy vọng bài viết cung cấp đủ thông tin cho Nam Thu nhé, thế có phải bạn đang làm bên lĩnh vực giáo dục và sư phạm không nhỉ ?