Quãng thời gian 4 năm đại học, nói ngắn thì không ngắn nhưng lại cũng không dài, chính là quãng thời gian quyết định đối với vấn đề công việc và sự nghiệp sau này của mỗi người.
Đây là khoảng thời gian để mỗi sinh viên định hướng cho công việc, tích lũy kiến thức, rèn luyện kỹ năng,….. Đặc biệt là đối với những bạn còn yếu về Anh Ngữ, đây là khoảng thời gian quan trọng để các bạn có thể rèn luyện thêm về Tiếng Anh để có nhiều cơ hội nghề nghiệp hơn trong môi trường công sở.
Bài viết này xin được trình bày một số những phương pháp học Tiếng Anh hiệu quả cho sinh viên đại học.
Mục Lục Trong Bài Viết
- 1 Các phương pháp học Tiếng Anh hiệu quả cho sinh viên đại học
- 1.1 Thứ nhất – sinh viên học Tiếng Anh nên chú ý đến chứng chỉ được cấp
- 1.2 Thứ hai – sinh viên học Tiếng Anh thì cần tập trung vào chuyên ngành
- 1.3 Thứ ba – sinh viên học Tiếng Anh cần chú trọng đến kỹ năng
- 1.4 Thứ tư – sinh viên học Tiếng Anh với kỹ năng đọc
- 1.5 Thứ năm – sinh viên học Tiếng Anh với kỹ năng nghe
- 1.6 Thứ sáu – sinh viên học Tiếng Anh với kỹ năng nói
- 1.7 Thứ bảy – sinh viên học Tiếng Anh với kỹ năng viết
- 1.8 Thứ tám – sinh viên học Tiếng Anh qua phim ảnh
- 1.9 Thứ chin – sinh viên học Tiếng Anh qua phần mềm điện tử
- 2 Giới thiệu các kỹ năng học tiếng anh hay khác
Các phương pháp học Tiếng Anh hiệu quả cho sinh viên đại học
Thứ nhất – sinh viên học Tiếng Anh nên chú ý đến chứng chỉ được cấp
Đây là giai đoạn bạn học Tiếng Anh để có lợi thế cạnh tranh khi ra trường, nên việc có được những chứng chỉ chứng minh năng lực Tiếng Anh cũng quan trọng ngang bằng với kiến thức mà bạn có được sau một khóa học vậy.
Bạn nên tìm hiểu những loại bằng cấp, chứng chỉ mà mình cần có để thỏa được nhu cầu cho công việc tương lai và điều kiện đạt được chúng trước khi đăng ký học ở bất cứ trung tâm nào.
Nên nhớ, bạn cần có được chứng nhận cho khả năng Tiếng Anh của mình trước khi người khác cho bạn cơ hội thể hiện điều đó.
Thứ hai – sinh viên học Tiếng Anh thì cần tập trung vào chuyên ngành
Đại học là nơi dạy nghề bậc cao – nói chung thì nhu cầu cũng là tìm việc sau này mà thôi. Bạn nên hiểu được điều đó trước khi tập trung vào việc thực tập kỹ năng.
Tiếng Anh chuyên ngành khác nhau ở chỗ từ vựng là chủ yếu. Bạn nên có bên người một cuốn tự điển chuyên ngành phù hợp để tra cứu và chủ động mở rộng từ vựng theo tiêu chí nghề nghiệp.
Hãy tham khảo với giảng viên của khoa ở những môn quan trọng để biết được những nguồn tài liệu phù hợp cho chuyên ngành của mình.
Nếu sách in quá mắc hoặc phải được đặt mua từ quốc ngoại, hãy hỏi thăm bạn bè trong lớp có cùng nhu cầu và chung nhau mua một bản, sau đó mượn xem hoặc ghi chép lại cho riêng mình, hoặc bạn có thể ghé lên thư viện thường xuyên hơn.

Thứ ba – sinh viên học Tiếng Anh cần chú trọng đến kỹ năng
Nếu bạn nghĩ rằng có một tấm chứng chỉ đẹp là đã đủ, vậy thì nhà tuyển dụng đã chẳng cần tổ chức vòng phỏng vấn. Bạn cần tập trung vào việc rèn luyện kỹ năng nhiều hơn là ngữ pháp.
Trong môi trường công sở, giao tiếp được với đồng nghiệp và đối tác là điều kiện quan trọng để công việc được trôi chảy. Nên hãy chia thời gian của mình thành 5 phần – từ vựng, nghe, nói, đọc, viết. Học có chủ đich sẽ giúp bạn mau tiến bộ hơn.
Thứ tư – sinh viên học Tiếng Anh với kỹ năng đọc
Đây là kỹ năng cần và phổ biến nhất cho sinh viên. Đào tạo nghề cấp cao như đại học đòi hỏi sự nghiên cứu có chiều rộng và chiều sâu. Việc bạn phải đọc từ cuốn sách này sang cuốn sách kia là điều hoàn toàn có thể dự báo trước, trong Tiếng Anh cũng thế.
Như đã trình bày, tài liệu Tiếng Anh bạn cần tìm đến nên là Tiếng Anh chuyên ngành, hay nói chính xác hơn – sách chuyên ngành viết bằng Tiếng Anh.
Đừng bắt đầu với những tác phẩm to lớn và kinh điển, hãy bắt đầu với báo chí, cả bản giấy in lẫn bản điện tử. Ngôn ngữ báo chí sử dụng, cho dù viết về chuyên ngành, thì vẫn là dành cho công chúng – cần phải phổ thông, dễ hiểu, chính xác, chọn lọc, súc tích và cập nhật liên tục.
Thứ năm – sinh viên học Tiếng Anh với kỹ năng nghe
Đây là một trong những kỹ năng kéo điểm của hầu hết mọi học viên, không kể riêng sinh viên. Đơn cử như đối với TOEIC, mục nghe hiểu thường là mục điểm thấp hơn so với mục đọc hiểu.
Và để rèn luyện kỹ năng này cũng cần nhiều thời gian hơn hẳn những kỹ năng khác. Mọi thủ thuật đều chỉ là tương đối. Nên lời khuyên cho bạn là hãy bắt đầu càng sớm càng tốt và duy trì càng thường xuyên càng tốt.
Bạn không thể tập trung nghe quá lâu mà vẫn giữ vững được hiệu quả tiếp nhận thông tin, vì vậy hãy chia nhỏ buổi học ra và duy trì thói quen học nghe mỗi ngày. Điều này sẽ tốt hơn nhiều việc bạn nghe Tiếng Anh mỗi tuần một lần trong cả mấy giờ đồng hồ liền.

Thứ sáu – sinh viên học Tiếng Anh với kỹ năng nói
Đây là kỹ năng được đánh giá cao nhất trong quá trình tuyển dụng. Và cũng là kỹ năng có phạm vi sử dụng rộng rãi nhất. Lời khuyên cho bạn là hãy nói nhiều vào.
Hoặc bạn chỉ đơn giản đọc thật to một đoạn văn bản nào đó lên cũng được, hãy cho giọng của bạn được lắng nghe và cho các cơ trong bộ máy phát âm của bạn làm quen với việc nói Tiếng Anh. Đối với Tiếng Anh chuyên ngành, việc luyện nói cũng rất đơn giản.
Bạn cứ đi ra nhà sách, hoặc lên mạng cũng được, tìm những quyển sách chuyên về các câu đối thoại dùng cho các tình huống chuyên biệt như Tiếng Anh dành cho du lịch, tiếng Anh dành cho thương mại……và cố gắng đọc thật to những câu giao tiếp đó lên, ghi nhớ chúng và cố gắng sử dụng chúng là được.

Thứ bảy – sinh viên học Tiếng Anh với kỹ năng viết
Kỹ năng viết là một kỹ năng rất phức tạp, cần nhiều kỹ thuật và đòi hỏi vốn ý tưởng cao. Để đơn giản hóa vấn đề này, bạn hãy xác định mục tiêu cảu mình trước khi bắt đầu học, và tìm đến những nguồn tư liệu càng cụ thể càng tốt để có sự hướng dẫn tốt nhất.
Thường thì những loại thư tín thương mại đều sẽ có mẫu cụ thể, còn những bài luận từ ngắn đến dài đều có cách định dạng rất khác nhau tùy vào đối tượng và hoàn cảnh. Trong môi trường học thuật, bạn cần thực tập viết những câu, đoạn ngắn thể hiện một chủ đề đơn giản nào đó trước.
Và nhớ là việc tìm một người để chỉnh sửa cho bạn trong trường hợp này cũng rất khó khăn. Vì như tôi đã nói, định dạng và phong cách cũng như yêu cầu là cực kỳ đa dạng.
Thứ tám – sinh viên học Tiếng Anh qua phim ảnh
Quên hết những trường, lớp, thầy, bạn, công thức và điểm số đi, tận hưởng một bộ phim bằng Tiếng Anh cũng không làm bạn thụt lùi trong nỗ lực cải thiện năng lực Anh Ngữ đâu, ngược lại là khác.
Phim ảnh cho bạn thấy được cách ngôn ngữ được sử dụng trong những ngữ cảnh cụ thể và sinh động, được trải nghiệm không gian Âu – Mỹ với toàn trai xinh gái đẹp và máy lạnh và bắp rang. Tôi tin là bạn sẽ yêu Tiếng Anh nhiều thêm một chút đấy.
Thứ chin – sinh viên học Tiếng Anh qua phần mềm điện tử
Đây thực sự là một trong những điều kỳ diệu của công nghệ. Bạn có thể tải về máy không chỉ một quyển sách, một đoạn phim, mà còn có thể tải về cả một chương trình phần mềm sẽ giúp bạn học Tiếng Anh từ vỡ lòng đến nâng cao, từ nghe đến viết, từ từ vựng đến ngữ pháp.
Và bạn chỉ phải trả một số tiền rất nhỏ mà thôi, thậm chí là miễn phí. Bạn có thể học ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào, theo ý mình thích. Hãy thử vài phần mềm như vậy cho đến khi bạn tìm được điều phù hợp nhất. Việc học Tiếng Anh sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
Chúc các bạn có được thật nhiều niềm vui và càng tiến bộ hơn với những phương pháp học Tiếng Anh hiệu quả cho sinh viên đại học vừa được chia sẻ.
Giới thiệu các kỹ năng học tiếng anh hay khác
- Cách học từ vựng tiếng Anh hiệu quả và nhanh thuộc
- Phương pháp học Tiếng Anh hiệu quả cho trẻ em