Có thể từ trước đến nay, chúng ta ai cũng một lần nghe qua đến Khổng Tử hay Đạo Khổng hoặc Nho giáo. Tuy nhiên, cũng không ai biết Khổng Tử là ai và có liên quan gì đến Nho giáo hay không? Nhất là tại sao những câu danh ngôn của Đức Khổng Tử về cha mẹ lại có sức ảnh hưởng như vậy? Lời hay ý đẹp sẽ cùng chúng ta hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé.
Mục Lục Trong Bài Viết
- 1 Hỏi Khổng Tử là ai ?
- 2 Dưới đây là 5 câu danh ngôn về Cha Mẹ hay và có giá trị đạo đức nhất
- 2.1 “Hiếu thảo là nguồn gốc của Đạo Đức”
- 2.2 “Phụ Mẫu tại, bất viễn du, du tất hữu phương”
- 2.3 “Nhập tắc hiếu, xuất tắc đễ, cẩn nhi tín, phiếm ái chúng nhi thân nhân, hành hữu dư lực, tắc dĩ học văn”
- 2.4 “Sự phụ mẫu ki gián, kiến chí bất tòng, hựu kính bất vi; lao nhi bất oán”
- 2.5 “Kim chi hiếu giả, thị vị năng dưỡng. Chí ư khuyển mã giai năng hữu dưỡng, bất kính hà dĩ biệt hồ?”
Hỏi Khổng Tử là ai ?
Khổng Tử hay còn gọi là Khổng Phu Tử, nguyên danh là Khổng Khâu. Ông được sinh vào thời Xuân Thu tại ấp Trâu, thôn Xương Bình, nước Lỗ (nay chính là huyện Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc). Chỉ mới có 3 tuổi, Khổng Khâu đã mồ côi cha, khi đó Mẹ ông đã không quản ngại khó khăn đưa ông đến ở Khúc Phụ, thừa phủ nước Lỗ thời bấy giờ, mong ông có được môi trường sống và phát triển tốt hơn.
Chính vì thấu hiểu những Đức hi sinh của Cha Mẹ, nên Khổng Tử luôn có những câu danh ngôn về Cha Mẹ hay và cảm động lòng người. Nhờ sự dưỡng dục và lòng yêu thương vô bờ bến của người Mẹ góa chồng mà Đức Khổng Tử đã trở thành một nhà triết học được triệu người mến mộ và kính trọng.
Sau này ông chính là 1 trong những người khai sáng Nho giáo, hơn nữa còn là một nhà triết gia lỗi lạc bậc nhất khu vực Á Đông. Hơn nữa, Đức Khổng Tử còn được người đời tôn xưng là Vạn thế Sư biểu (Bậc thầy của muôn đời).
Có thể tóm tắt cuộc đời của Đức Khổng Tử qua 5 cột mốc:
- 30 tuổi: Có thể một mình tự lập, là trụ cột vững chắc cho gia đình.
- 40 tuổi: Lúc này Khổng Tử đã sống 1 cuộc sống không còn nghi hoặc
- 50 tuổi: Thời điểm này Đức Khổng Tử có thể đoán được Thiên mệnh
- 60 tuổi: Qua quá nhiều thăng trầm của cuộc đời, lúc 60 tuổi Khổng Tử không còn thấy chuyện gì lạ nữa
- 70 tuổi: Đức Khổng Tử khi đến độ tuổi 70 có thể nghĩ và không làm việc gì sai trái, tuyệt đối không để dục vọng chi phối. Đạt đến cảnh giới không tham sân si của những người phàm tục nữa.
Sở dĩ, Đức Khổng Tử có thể sống 1 đời liêm khiết, ung dung tự tại không tham sân si cũng nhờ vào phần lớn sự dưỡng dục của Mẹ Cha. Mồ côi Cha từ năm lên 3 tuổi, sau đó vào năm ông 16 tuổi thì Mẹ ông cũng ra đi để lại một mình Khổng Tử.
Nhưng ông vẫn chăm chỉ học hành không phụ lòng của người Mẹ lúc sinh thời. Chính vì thế Đức Khổng Tử có rất nhiều câu danh ngôn nổi tiếng về đức hiếu thảo với Cha Mẹ, có sức ảnh hưởng đến ngàn đời sau.
Khổng Tử nói “Hiếu thảo là nguồn gốc của đạo đức”
Dưới đây là 5 câu danh ngôn về Cha Mẹ hay và có giá trị đạo đức nhất
“Hiếu thảo là nguồn gốc của Đạo Đức”
Là người đề cao 5 đức tính : Nhân – Lễ – Nghĩa – Trí – Tín, trong đó Nhân đức đứng hàng đầu ở vị trí quan trọng nhất. Thì Đức Khổng Tử lại cho rằng Hiếu thảo chính là nguồn gốc của Đạo Đức. Có thể thấy Hiếu thảo là đức tính đầu tiên mà con người cần có. Và hiếu thảo cũng chính là nguồn gốc của đạo đức, vì thế muốn có những đức tính tốt hay nhân nghĩa khác thì điều đầu tiên cần có chính là hiếu thảo với đấng sinh thành.
“Phụ Mẫu tại, bất viễn du, du tất hữu phương”
Được dịch là khi Cha Mẹ còn sống thì không nên đi xa, hoặc bất kỳ đi xa ở đâu làm gì cũng cần nói cho Cha Mẹ biết nơi đến. Câu danh ngôn của Đức Khổng Tử còn có giá trị đến ngàn đời sau, trong thời đại nay cũng vậy, nếu như con cái đi xa hoặc đơn giản là đi chơi về khuya thì trong lòng Cha Mẹ lúc nào cũng bất an, lo lắng. Bạn làm gì hay về trễ thì cũng nên nói để Cha Mẹ an tâm.
Tôi tin rằng 1 ngày nào đó bạn về trễ bất chợt bạn thấy trên ghế sofa vẫn có người Mẹ vẫn nằm đó đợi mở cửa cho bạn, và bạn bỗng nhận thấy rằng, không ngờ Mẹ đã già đến như vậy rồi.
Khổng Tử dạy về hiếu thảo với Cha Mẹ
“Nhập tắc hiếu, xuất tắc đễ, cẩn nhi tín, phiếm ái chúng nhi thân nhân, hành hữu dư lực, tắc dĩ học văn”
Được dịch thành Khi ở nhà phải hiếu thuận với Phụ Mẫu, ra ngoài cần tôn kính người hơn tuổi, luôn cẩn thận giữ chữ tín, có thái độ gần gũi thân thiện với người nhân nghĩa.
“Sự phụ mẫu ki gián, kiến chí bất tòng, hựu kính bất vi; lao nhi bất oán”
Lời dạy này của Đức Khổng Tử nghĩa là khi thờ phụng Cha Mẹ thì luôn phải nhỏ nhẹ, nếu quan điểm và suy nghĩ của Cha Mẹ có khác mình thì cũng không được xúc phạm mà vẫn phải giữ thái độ tôn kính, tuy có nhiều lúc sẽ mệt mỏi nhưng không được oán hận.
Vì dù Cha Mẹ có thể nào, có làm gì thì cũng chỉ mong muốn đem lại cho con mình 1 cuộc sống mà Cha Mẹ cho là hoàn hảo nhất. Đôi khi có thể sẽ không phù hợp với con nhưng con phải nhẹ nhàng giải thích và luôn giữ thái độ kính trọng và yêu thương Cha Mẹ.
“Kim chi hiếu giả, thị vị năng dưỡng. Chí ư khuyển mã giai năng hữu dưỡng, bất kính hà dĩ biệt hồ?”
Khổng Tử cũng chỉ ra rằng: ngày nay cứ nuôi được Cha Mẹ là được coi là Hiếu thảo nhưng đến Chó, đến Ngựa người ta cũng nuôi thì nếu không kính Cha Kính Mẹ thì có khác gì.
Với những câu danh ngôn và tư tưởng vượt thời đại của Đức Khổng Tử đã giúp rất nhiều người nhận ra được giá trị cốt lõi của đạo đức chính là Hiếu thảo. Những tư tưởng lỗi lạc của Khổng Tử đã giúp cho cuộc sống đẹp hơn và ý nghĩa hơn rất nhiều.
Xem thêm bổ ích:
- Tổng hợp 50 câu danh ngôn cuộc sống Khổng Tử hay mang lại giá trị muôn đời
- Những câu nói hay nhất của Khổng Tử lưu truyền từ ngàn xưa
- Tính cách của người quân tử là gì và Khổng Tử nói về quân tử thế nào ?
- Khổng Tử nói về tiểu nhân thế nào và lời dạy của Khổng Tử
- Khổng Tử là người thế nào và Khổng Tử có bao nhiêu học trò ?