Home / Khổng Tử / Khổng Tử và Nho Giáo, các ảnh hưởng của Đạo Nho với xã hội Việt Nam

Khổng Tử và Nho Giáo, các ảnh hưởng của Đạo Nho với xã hội Việt Nam

Khổng Tử và Nho giáo

Là một nhà triết gia nổi tiếng với nhiều triết lý đạo đức được nhiều người ca tụng và được mệnh danh là bậc thầy của mọi thời đại, Khổng Tử đã hoàn thành được sứ mệnh của cuộc đời mình, đó là góp sức xây dựng nên một xã hội lương thiện và chú trọng việc học hành hơn. Đáng tiếc ước nguyện này lại trở thành hiện thực khi ông đã tạ thế.

Bài hay:

Khổng Tử sinh ra ở nước Lỗ vào thời Xuân Thu, từ lúc mới sinh ra trên đầu ông đã nổi 1 cái gò lớn nên ông được đặt tên là Khổng Khâu, sau này lớn lên Khâu mở lớp dạy học thì mọi người thường gọi ông là Khổng Tử.

Khổng Tử sinh sống trong một xã hội loạn lạc, trật tự xã hội bị đảo lộn. Luôn ưu phiền về thế sự, năm 34 tuổi Khổng Tử đã cùng với học trò của mình bôn ba khắp 6 nước để tìm đấng quân vương nguyện ý sử dụng học thuyết của mình nhưng bất thành.

Sau 20 năm bôn ba ông đã quay về nước Lỗ tiếp tục sự nghiệp dạy học của mình. Và ông cũng bắt tay vào sự nghiệp hiệu đính sách và văn thư cổ của các bậc cao nhân đời trước thành Kinh thi, Kinh thư, Kinh lễ, Kinh nhạc, Kinh dịch và Kinh Xuân Thu.

Sau khi Đức Khổng Tử mất, các học trò của ông đã tập hợp những lời dạy và bài giảng của ông viết thành cuốn Luận ngữ.

Đức Khổng Tử cũng là người có công lớn trong sự nghiệp truyền bá đạo Nho giáo, chính vì thế người ta thường gọi Đạo Nho là Đạo Khổng hay Khổng Giáo.

Đạo Nho được hiểu là Đạo Nhân, đó là đạo dạy làm người sao cho đúng chuẩn mực của Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín. Đây cũng được coi là đạo có ảnh hưởng đến Trung Quốc nhiều nhất. Từ thời nhà Hán, vua Hán Vũ Đế đã sử dụng chủ trương độc tôn Nho Giáo. Và rất nhiều đời sau các vị vua cũng sử dụng Nho giáo làm kim chỉ nam cho mọi việc lớn nhỏ.

Ở xã hội Việt Nam chúng ta cũng ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng Nho Giáo bởi đất nước chúng ta đã bị Trung Quốc hơn 1000 năm, chính vì thế đạo Nho cũng du nhập và được truyền bá rộng rãi trong xã hội Việt Nam.

Khổng Tử và Nho Giáo, các ảnh hưởng của Đạo Nho với xã hội Việt Nam

Sách do Đức Khổng Tử hiệu đính và biên soạn

Chúng ta có thể tóm tắt các điểm chính nổi bật của Nho giáo như sau:

Quan điểm của Nho giáo về xã hội

Xã hội được hình thành bao gồm 3 nhân tố: Cá nhân-Gia đình-Xã hội. Mỗi cá nhân phải tu thân và xây dựng được lối sống tốt thì mới có thể xây dựng một gia đình tốt và các gia đình tốt thì mới hình thành nên một xã hội tốt và ngược lại. Vì thế mới có câu:

“Cái căn bản của thiên hạ là quốc gia
Cái căn bản của quốc gia là gia đình
Cái căn bản của gia đình là thân mình vậy”

Nho giáo cũng đề cao tính công bằng của xã hội: Vì Đức Khổng Tử đã từng dạy rằng:  “Không lo thiếu mà lo không đều, Không lo nghèo mà lo dân không yên” như vậy sự thiếu công bằng và khiến lòng dân bất an chính là mầm mống nguy hiểm của một quốc gia.

Đường lối cai trị căn bản của Nho giáo là: “Văn trị-Lễ trị-Nhân trị”. Văn trị được hiểu là dùng sự hiểu biết của mình để khiến mọi người nghe theo. Lễ trị là dùng những tổ chức, bộ máy để cai trị. Còn dùng lòng nhân ái, bao dung để cai trị được hiểu là Nhân trị.

2.	Quan điểm về quan hệ xã hội của Nho giáo

Xem nhiều nhất:

Quan điểm về quan hệ xã hội của Nho giáo.

Đối với học thuyết Nho giáo thì quan hệ của xã hội có thể chia thành 5 mối quan hệ chính như sau: vua – tôi, cha – con, vợ – chồng, anh – em, bạn bè. Đạo Nho hay nói cách khác là Đạo Nhân, đạo đức luôn được đặt lên hàng đầu, và quan điểm của Nho giáo cho rằng: “mình không muốn bị người khác đối xử thế nào thì cũng không nên đối xử với người khác như vậy”, đây cũng được coi là quan điểm có tính nhân văn sâu sắc và có tính phù hợp đến nhiều thế hệ sau này.

Cũng chính vì đề cao đạo đức nên Nho giáo luôn khuyên răn con người sống phải có trên có dưới, sống trong xã hội không nên tranh chấp về danh lợi vì ai cũng chỉ có 1 cuộc đời để sống và ai sinh ra cũng có thiên mệnh và theo Đạo Nho thì con người sống thì yếu tố tiên quyết phải là có đạo đức.

Nho giáo tuy có nguồn gốc hình thành từ Trung Quốc nhưng nó có ảnh hưởng khá sâu sắc đến Việt Nam, vì từ thời Trung đại thì Việt Nam và Trung Quốc đều có chung một hình thái xã hội đó là chế độ phong kiến. Bên cạnh đó Việt Nam còn bị Phương Bắc đô hộ cả 1.000 năm nên có thể nói Việt Nam là đất nước chịu ảnh hưởng của học thuyết Nho giáo nhiều nhất.

Khi Ngô Quyền giành được độc lập ở đầu thế kỷ X thì ông đã cho xóa bỏ chế độ quận huyện của nhà Hán trước đó và mong muốn xây dựng nên một bộ máy tự chủ và độc lập.

Tuy nhiên các triều đại của nước ta đã tiếp thu và kế thừa một các có chọn lọc các tư tưởng của Nho giáo nhưng học thuyết Nho giáo vẫn để lại ảnh hưởng sâu sắc thể hiện bằng chế độ phong kiến phương Đông và Việt Nam là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của chế độ phong kiến.

Sự kiện đánh dấu mốc sự du nhập của Nho giáo được thể hiện rõ ràng nhất là khi Lý Thái Tổ cho thờ Chu Công (người khai sáng ra đạo Nho) và Khổng Tử (người có công củng cố và truyền bá đạo Nho).

Đến năm 1232 vào đời nhà Trần thì vua Trần đã đặt học vị Thái học sinh cho học vị thi cử Nho giáo. Nho giáo du nhập vào nước ta trải qua những giai đoạn thịnh suy của các triều đại và sau này bị áp đảo bởi tư tưởng phương Tây.

Những quan điểm thời phong kiến của Nho giáo dần dần mất đi tính hợp thời và được cho là khắt khe và nhiều chỗ chưa được công bằng.

Những ảnh hưởng của Đạo Nho với xã hội Việt Nam

Về mặt tích cực Đạo Nho đối với xã hội Việt Nam

Nho giáo đã góp phần xây dựng nên một hệ thống xã hội Việt Nam có chuẩn mực đạo đức rõ ràng. Giúp hoàn thiện nhân cách con người và xây dưng một trật tự xã hội có trên có dưới  “Cha ra cha, con ra con, anh ra anh, em ra em, chồng ra chồng, vợ ra vợ, thế là đạo gia chính”.

Nho giáo cũng giúp xã hội Việt Nam nhận thức được tầm quan trọng của học thức và bắt tay và cải tạo giáo dục, coi trọng hiền tài.

Nho giáo còn gọi là đạo Nhân, chính vì thế Nho giáo luôn được đề cao chữ Nhân, là người thì luôn phải phấn đấu vươn lên nhưng phải thành công một cách đường đường chính chính chứ không phải dùng thủ đoạn hèn mọn, tiếu nhân.

Quan điểm này được thể hiện trong câu nói của Đức Khổng Tử: “Thà ăn cơm thừa, uống nước lã, có cánh tay gối đầu mà lấy làm vui, chứ không do bất nghĩa mà được giàu sang, thì sự giàu sang ấy coi như đám mây nổi”.

Mặc dù Nho giáo xuất hiện từ rất lâu nhưng trong thuyết Nho vẫn cho rằng nhân dân là gốc rễ của một quốc gia , điều này được thể hiện ở tư tưởng “Tề gia trị quốc bình thiên hạ” của Nho gia. Tư tưởng này có giá trị xuyên không gian và thời gian và vẫn còn phù hợp đến hiện tại.

Về mặt tiêu cực Đạo Nho giáo đối với xã hội Việt Nam

Dù có nhiều tích cực trong việc xây dựng nên một xã hội đạo đức và có trật tự, tuy nhiên Nho giáo cũng có những tư tưởng ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội Việt Nam, điển hình như:

Theo quan điểm của Đạo Nho thì người đời sau không bao giờ bằng được người đời trước, người ít tuổi không thể tài giỏi hơn người nhiều tuổi. Tuy nhiên, hiện thực thì tư tưởng này đã không còn phù hợp vì trong xã hội hiện nay thì thế hệ sau là thế hệ tre già măng mọc, luôn kế thừa và phát huy được nhiều hơn so với bậc tiền bối.

Nho giáo cũng có nhiều tư tưởng lạc hậu, cổ hủ và khắt khe. Trong đó tư tưởng trọng nam khinh nữ được coi là tư tưởng ảnh hưởng xấu nhất đến cuộc sống của con người Việt Nam.

Vì hiện nay đất nước của chúng ta vẫn còn rất nhiều người có suy nghĩ như vậy. Luôn coi trọng con trai, đó chính là lý do dẫn đến tình trạng mất cân bằng giới tính thừa nam thiếu nữ của xã hội Việt Nam.

Theo đạo Nho thì con gái chỉ cần làm tốt chuyện bếp núc và phải thực hiện tam tòng (tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử), tứ đức (công, dung, ngôn, hạnh). Tư tưởng này đã không còn phù hợp với xã hội hiện thời của chúng ta.

Khổng Tử và Nho Giáo, các ảnh hưởng của Đạo Nho với xã hội Việt Nam

Trong thuyết Nho giáo thì tất cả mọi việc đều do Thiên mệnh, nên sẽ gây ra tình trạng không cố gắng mà chỉ biết buông xuôi chấp nhận. Bên cạnh đó còn trung thành với Vua (thiên tử) một cách mù quáng.

Qua những thông tin nêu trên, chúng ta có thể nhận định rằng bất kì một vấn đề nào thì cũng có hai mặt tốt và xấu. Dù có những ảnh hưởng không tốt và không còn phù hợp với hiện tại nhưng cũng không thể phủ nhận được tầm ảnh hưởng to lớn của Nho giáo đã góp phần hình thành một xã hội Việt Nam đạo đức đậm nghĩa tình.

Với tinh thần yêu nước nồng nàn và tinh thần dân tộc quật cường. Nho giáo du nhập vào Việt Nam cũng cần một thời gian rất dài chính vì thế để bài trừ đi những tư tưởng không phù hợp thì cũng cần kiên nhẫn. Từ đó xây dựng nên một xã hội Việt Nam hiện đại và phát triển hơn.

Có thể bạn quan tâm:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

error: Content is protected !!