Home / Khổng Tử / Khổng Tử nói về tiểu nhân thế nào và lời dạy của Khổng Tử

Khổng Tử nói về tiểu nhân thế nào và lời dạy của Khổng Tử

Nếu trong dòng đời đục trong khó phân này thì quân tử chính là những điểm sáng, những điều đẹp đẽ, còn tiểu nhân chỉ là những điểm đen thấp hèn luôn bị quên lãng. Chúng ta thường thổn thức và khắc cốt ghi tâm những điều tốt đẹp chứ mấy ai lại ghi nhớ đến những điều xấu xa. Chúng ta chỉ có 1 đời thế thì cớ sao phải sống lối sống của kẻ tiểu nhân, xấu xa và thấp hèn.

Bài viết này Lời hay ý đẹp chia sẻ những lời dạy của Khổng Tử về bậc Quân tử và tiểu nhân khác nhau như thế nào !

Giới thiệu sơ lược Nho giáo – Đạo Khổng

Nho giáo còn gọi là đạo Nho hay đạo Khổng có ảnh hưởng sâu sắc tại ở các nước châu Á là Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Triều Tiên, Hàn Quốc và Việt Nam, Nho Giáo là một hệ thống đạo đức, triết học xã hội, triết lý giáo dục và triết học chính trị do Khổng Tử đề xướng và được các môn đồ của ông phát triển với mục đích xây dựng một xã hội thịnh trị và tốt đẹp.

Những triết lý của đạo Khổng luôn có ý nghĩa cải thiện tích cực cuộc sống, giúp cho chúng ta nhìn thông suốt nhiều việc, từ đó phát triển cuộc sống của mình ngày càng tốt và sống thấu tình đạt lý, không bị lối sống của kẻ tiểu nhân ảnh hưởng. Đức Khổng Tử có 4 câu thơ sau để nói về kẻ tiểu nhân:

“Quân tử thì trọng danh

Tiểu nhân thì trọng lợi

Bất tài hay đòi hỏi

Lộc lõi khó khiêm nhường”

Khổng Tử nói về tiểu nhân thế nào ?

Kẻ tiểu nhân tư vị mà không thân với khắp mọi người

Theo Khổng Tử, tiểu nhân là những kẻ trọng lợi ích của bản thân,bất chấp mọi cách mọi thủ đoạn để đạt được lợi ích, không quan tâm đến đạo đức, lễ nghĩa. Sống luôn lấy lòng người khác và luôn sống 2 mặt.

Kẻ tiểu nhân thì bị mọi người coi thường và xa lánh. Dù kẻ tiểu nhân ấy có dùng mọi cách để che dấu đi tính cách thấp hèn của mình thì người khác vẫn có thể nhìn thấu. Chính vì thế, trong Luận ngữ II.14 Đức Khổng Tử có nói: “Người quân tử thân với khắp mọi người mà không tư vị, kẻ tiểu nhân tư vị mà không thân với khắp mọi người”.

Ngụ ý chính là người quân tử không cần tư vị ai nhưng luôn thân thiết với mọi người nhờ đức tính thẳng thắn, bao dung và sống thấu tình đạt lý, biết đúng sai để hành xử còn kẻ tiểu nhân có thiên vị, có nịnh hót kết thân với ai thì cũng không thể thân tình với bất kỳ ai, vì kẻ tiểu nhân luôn bất chấp đúng sai để đạt được mục đích, đối đãi không thật lòng nên người đời luôn tránh xa và dù trước mặt không nói nhưng họ luôn có thái độ dè chừng không gần gũi quá với những kẻ tiểu nhân.

Kẻ tiểu nhân hống hách và không biết cách hành xử đúng mực

Trong Luận ngữ XVI.8, Khổng Tử nói: “Người quân tử sợ ba điều: sợ mệnh trời, sợ bậc đại nhân, sợ lời nói của thánh nhân. Kẻ tiểu nhân không biết mệnh trời, nên không sợ, (mà còn) khinh nhờn bậc đại nhân, giễu cợt lời nói của thánh nhân”.

Khổng Tử lại nói trong Luận ngữ, IV.11 rằng: “Người quân tử quan tâm tới đạo đức, kẻ tiểu nhân quan tâm tới nhà đất. Người quân tử quan tâm tới phép tắc, kẻ tiểu nhân quan tâm tới ơn huệ”

Bản chất của kẻ tiểu nhân là đâm sau lưng

Sở dĩ Đức Khổng Tử nói như vậy là do kẻ tiểu nhân thì sống kiêu căng, hống hách không sợ mệnh Trời. Không có cách hành xử đúng mực với người trên kẻ dưới. Có thái độ giễu cợt, chế nhạo lời nói của thánh nhân. Không tự xét bản thân đang đứng ở vị trí nào và cần phải hành xử thế nào để đúng đạo đức, lễ nghĩa.

Chính lối sống này đã khiến mọi người coi thường những kẻ tiểu nhân. Khi họ không tôn trọng, cung kính bậc trên và không yêu thương, giúp đỡ người dưới thì chính họ cũng khiến giá trị của bản thân đi xuống. Không có giá trị trong xã hội.

Kẻ tiểu nhân kiêu căng nhưng luôn sống trong sự phập phồng lo âu

 Trong Luận ngữ, VII.36 Khổng Tử có nói: “Người quân tử trầm tĩnh an hòa, kẻ tiểu nhân phập phồng âu lo”. Và Người cũng có nói trong Luận ngữ XIII.26 rằng: “Người quân tử ung dung mà không kiêu căng, kẻ tiểu nhân kiêu căng mà không ung dung”.

Nếu như người quân tử luôn có phong thái ôn hòa, điềm tĩnh và ung dung thì kẻ tiểu nhân bên ngoài luôn tỏ ra kiêu căng nhưng trong tâm không an, luôn phập phồng lo sợ, chính vì lối sống không đạo đức nên trong tâm không thể thanh tịnh và bao dung được.

Kẻ tiểu nhân đạt được lợi ích nên bất chấp mọi thứ, bỏ ngoài và không màng đến đạo đức, lễ nghĩa, nhưng chính những điều đó khiến cho kẻ tiểu nhân 1 đời không thể sống 1 cuộc đời bình yên và hạnh phúc được. Đó chính là luật Nhân-Quả không bỏ sót một ai.

Kẻ tiểu nhân chỉ biết cầu ở người và dễ tha thứ cho lỗi lầm của bản thân

Khổng Tử có nói trong Luận ngữ XVII.20 là: “Người quân tử cầu ở mình, kẻ tiểu nhân cầu ở người”. Khi người quân tử luôn dùng trái tim bao dung để đi giúp đỡ cho người, và luôn tự mình vượt qua những khó khăn, vượt qua những cám dỗ trong cuộc sống thì kẻ tiểu nhân khi gặp chuyện chỉ biết đi nhờ cậy người khác giúp đỡ, không có tự mình giải quyết khó khăn, đó chính là lối sống ích kỷ, lợi ích thì tư vụ cho mình còn khó khăn thì đẩy cho người.

Trong Luận ngữ, XIII.23 Khổng Tử nói: “Người quân tử hòa với mọi người mà không về hùa với ai, kẻ tiểu nhân về hùa với mọi người mà không hòa với ai”. Và Đức Khổng Tử còn đúc kết rằng: “Quân tử hoài đức, tiểu nhân hoài thổ. Quân tử hoài hình, tiểu nhân hoài huệ”. 

Lời dạy của Khổng Tử về Quân tử và tiểu nhân

Câu nói này cũng chính là câu đúc kết có giá trị nhất của Đức Khổng Tử về người quân tử và kẻ tiểu nhân. Quân tử thì trọng đạo đức, nhân nghĩa, khi bản thân phạm sai lầm thì tự dùng những hình phạt để giáo huấn nghiêm khắc bản thân.

Cũng là cách thể hiện cho lối sống nói được làm được của mình, đúng thì tán thưởng sai thì phải chấp nhận hậu quả.

Còn kẻ tiểu nhân không màng đến nhân đức mà chỉ chú trọng đến những thứ như đất đai tài sản, khi bản thân phạm lỗi luôn dùng những lý do ngụy biện để tự bào chữa cho bản thân và luôn luôn ghi nhớ ân tình của mình đã làm cho người khác mà cầu xin họ tha thứ cho lỗi lầm của mình.

Kẻ tiểu nhân sống cả đời không yên

Chính lối sống khác biệt như thế mà vị trí của người quân tử và kẻ tiểu nhân lưu dấu trong lòng người khác cũng khác nhau.

Đức Khổng Tử có rất nhiều câu nói triết lý về tiểu nhân như thế cũng là muốn chúng ta hãy tránh xa lối sống của một kẻ tiểu nhân. Cuộc đời chỉ có một, hà cớ chi cứ phải đi nịnh nọt, bất chấp thủ đoạn làm tổn hại đến người khác.

Chính là nếu không muốn việc đó xảy ra với mình thì cũng đừng để việc đó xảy ra với người khác. Sao không sống 1 đời ung dung, tự do tự tại, khắc cốt ghi tâm những điều tốt đẹp nhất trên thế gian.

Ham muốn chi những thứ không thể mang về với cát bụi, vì thế hãy cứ sống hiên ngang với trời đất, sống để cống hiến theo những cách đẹp nhất và yêu thương trọn vẹn nhất.

Có thể bạn quan tâm:

About KiA Tin

KiA Tin
Mình là KiA Tin, đam mê học hỏi, chia sẻ và thích đọc sách. Mình là một người trầm tính ôn hòa nhưng hơi nhút nhát, mong muốn được giao lưu và kết bạn với nhiều bạn bè gần xa.

2 comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *