Home / Bài Học Cuộc Sống / Tổng hợp Top 9 kỹ năng đàm phán trong kinh doanh hiệu quả nhất hiện nay

Tổng hợp Top 9 kỹ năng đàm phán trong kinh doanh hiệu quả nhất hiện nay

Kỹ năng đàm phán trong kinh doanh thành công sẽ giúp người làm kinh doanh nhanh chóng đặt mục tiêu trong khi đàm phán, hợp tác nhanh chóng và thành công cùng đối tác thảo luận.

Và để có được kỹ năng đàm phán trong kinh doanh giỏi, bạn sẽ phải rèn luyện và tự mình trãi nghiệm. Liên tục trao dồi kỹ năng đàm phán này ở những buổi thuyết trình, trong lớp học hay bất kỳ nơi nào đông người.

Bên dưới đây là tổng hợp những kỹ năng đàm phán trong kinh doanh khá hiệu quả, nhiều người đã áp dụng và thành công. Vì vậy lời hay ý đẹp muốn chia sẻ lại đến với nhiều người hơn, giúp nhiều người có được kỹ năng mềm này và thành công hơn trong kinh doanh cũng như cuộc sống.

kynangdamphankinhdoanh1

Kỹ năng đàm phán kinh doanh 1 – Tạo ấn tượng ban đầu.

Không nên đối đầu ngay với đối tác đàm phán bằng những yêu cầu định hỏi. Trước hết phải tạo ra một không khí tin cậy, dễ chịu bằng một vài câu nói mang tính cá nhân bằng cử chỉ và thái độ vui vẻ, dễ chịu.

Bạn luôn nhớ rằng sẽ không bao giờ có cơ bội lần thứ hai để gây ấn tượng ban đầu. Sau đó bạn sẽ bắt đầu nói về chủ đề nội dung mà bạn định đàm phán, thương thuyết với đối tác.

kynangdamphankinhdoanh2

Kỹ năng đàm phán kinh doanh 2 – Chuẩn bị là tất cả mọi thứ ổn thỏa

“Bạn không thể thêm cánh cho cuộc đàm phán”, Mark Jacobs, giám đốc tiếp thị của công ty đào tạo quản lý kinh doanh  và bán hàng The Mdina Partnership nói. “ Bạn biết khách hàng của bạn, những gì họ muốn và những câu hỏi nào bạn cần hỏi.”  Bước đầu tiên để hiểu những gì là động lực của đối tác bạn đàm phán và đâu là điểm họ ưu tiên.  

Kỹ năng đàm phán kinh doanh 3 – Luôn điều chỉnh phản ứng phù hợp

Tìm ra những loại tính cách cá nhân mà bạn phải giao dịch và nói chuyện với họ theo ngôn ngữ họ nhận ra. Trong thời gian ngắn, tìm ra cách làm thế nào để thúc đẩy điểm chốt của họ.  

Kevin Dougall, Giám đốc điều hành của Giải pháp nhân sự AP, sử dụng một hệ thống bốn màu để thực hiện một đánh giá ban đầu về một người: một người màu xanh da trời làngười trang trọng, chính xác và có đầu óc phân tích, và cần rất nhiều dữ liệu trước khi họ có thể đưa ra quyết định.

Người thích màu đỏ là người có mục đích, yêu cầu, cạnh tranh, và trực quan hơn.  Những người màu xanh lá cây là người biết chăm sóc , thư giãn, kiên nhẫn, và không muốn vội vàng điều gì. Người yêu màu vàng là người ấm áp, giàu cảm xúc, hòa đồng và thường có sức thuyết phục. 

Một khi bạn đã xác định những người bạn đang làm việc cùng, áp dụng cách tiếp cận của bạn sẽ làm cuộc đàm phán dễ dàng hơn. Những người màu xanh da trời – những người phân tích, thích có nhiều thông tin; màu đỏ – hiểu người khác, muốn thông tin quan trọng nhất, trong khi màu vàng và xanh lá cây thích những câu chuyện hoặc sơ đồ.

Tuy nhiên, điều cũng rất quan trọng là hiểu bạn thuộc nhóm người nào. Nếu họ là người thuộc loại màu đỏ, thì bạn không nên là người cạnh tranh mạnh mẽ hoặc vì điều đó không giúp gì cho bạn.

Dougall nói. ” Hãy tìm trong con người bạn đặc điểm của nhóm người nhẹ nhàng hơn (màu xanh lá cây hoặc màu vàng) để khiến đối phương cảm thấy họ đang chiến thắng. Bạn cần điều chỉnh bạn là người như thế nào khi nói chuyện với những loại tính cách khác nhau.”

Kỹ năng đàm phán kinh doanh 4 – Rèn kỹ năng lắng nghe giỏi

Người ta nói rằng người thắng cuộc bao giờ cũng là người biết nghe. Chỉ có ai thật sự quan tâm chú ý lắng nghe đối tác đàm phán với mình nói gì, muốn gì thì người đĩ mới có những phản ứng, lý lẽ phù hợp có lợi cho mình.

kynangdamphankinhdoanhnghe

Khi nghe đối tác trình bày cần phải biết phân biệt tâm trạng, thái độ của họ. Xem họ có biểu hiện trạng thái quá hưng phấn, bốc đồng, ức chế hay bực bội không. Cũng có thể đối tác đàm phán đang muốn lôi kéo, cuốn hút về một hướng khác và tìm cách khai thác thêm thông tin.

Kỹ năng đàm phán kinh doanh 5 – Chú ý đàm phán là thảo luận, không phải bán hàng

Đây quả thực là một kỹ năng đàm phán quan trọng, đàm phán nên là một cuộc thảo luận làm thế nào để đạt được một kết quả chung tốt nhất, không phải là một bài luyện tập bán hàng. Jacobs nói:”Những gì bạn nên nói là: “Đây là những gì chúng ta làm và những gì chúng tôi có thể cung cấp.

Làm thế nào nó có thể giúp bạn? ” Điều này mang lại cho bạn một cái gì đó để thương lượng với đối phương, khi họ đang nói với bạn lý do tại sao họ muốn sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn”.

Kỹ năng đàm phán kinh doanh 6 – Xác định rõ mục tiêu đàm phán và theo sát

Người nào không biết rõ mình muốn gì thì sẽ thường đạt được kết quả mà mình không mong muốn. Vì vậy, trước khi vào cuộc đàm phán thương thuyết, người đàm phán phải cố gắng chia tách mục tiêu cuối cùng của mình thành những mục tiêu nhỏ mà mình phải trao đổi với đối tác và đạt được kết quả.

Nếu càng có nhiều mục tiêu cụ thể và luôn theo đuổi các mục tiêu này trong quá trình đàm phám thì kết quả cuối cùng của đàm phán càng chóng đạt được. Hãy rèn luyện tốt kỹ năng đàm phán trước khi thực hiện bất kỳ hợp đồng nào nhé.

Kỹ năng đàm phán kinh doanh 7 – Hỏi nhiều hơn nói

Đây cũng là kỹ năng đàm phán kinh doanh quan trọng, Người nào hỏi nhiều thì người đó sẽ có lợi thế, không chỉ về thông tin mà cả về tâm lý, về tính chủ động trong đàm phán. Những câu hỏi hợp lý khéo léo sẽ chứng minh cho đối tác là mình luôn luôn lắng nghe, quan tâm đến điều họ đang nói.

kynangdamphankinhdoanhhoi

Chính trong thời gian lắng nghe bạn có thể phân tích, tìm hiểu các động cơ, ý muốn của đối tác đàm phán. Tùy từng trường hợp có thể đặt câu hỏi trực tiếp hay gián tiếp.

Câu hỏi trực tiếp thường được đặt ra khi mới bắt đầu đàm phán, giúp giảm bớt khoảng cách giữa hai bên đàm phán và có được nhiều thông tin trước khi thật sự bắt đầu đàm phán. Các câu hỏi gián tiếp cũng có thể là câu hỏi đón đầu, thường sử dụng ở những giai đoạn sau của cuộc đàm phán thương thuyết.

Khi cần làm rõ hay khẳng định một điều gì, nên đặt câu hỏi sao cho đối tác chỉ cần trả lời có hay không. Tất nhiên phải thận trọng nếu đặt nhiều câu hỏi loại này vì sẽ gây cho đối tác cảm giác bực mình, khó chịu.

Kỹ năng đàm phán kinh doanh 8 – Tư duy sẵn sàng thoả hiệp nếu cần thiết

Có khi “một món quà nhỏ”, một sự nhường nhịn, chấp nhận nhỏ cho đối tác thì có thể đem lại cho bạn cả một hợp đồng kinh doanh béo bở. Ðàm phán kinh doanh là một quá trình thường xuyên phải chấp nhận “cho và nhận”; phải cân nhắc so sánh, phải tranh luận và chờ đợi.

kynangdamphankinhdoanh3

Ðừng nên để xuất hiện cảm giác lộ liễu có người thắng và người thua sau cuộc đàm phán kinh doanh, nếu như bạn còn tiếp tục kinh doanh với đối tác đó. Kết quả đàm phán là cả hai bên đều có lợi, là sự trao đổi tự nguyện giữa hai bên.

Vì vậy, khi đàm phán không chỉ chú ý cứng nhắc một chiều quyền lợi, mục đích riêng của một bên mà phải chú ý đến cả nhu cầu của bên kia. Có như thế chúng ta mới rèn luyện và hoàn thiện tốt kỹ năng đàm phán kinh doanh này.

Kỹ năng đàm phán kinh doanh 9 – Tư duy 2 bên đều cùng thắng

Nếu bạn muốn duy trì mối quan hệ với đối tác, đàm phán cần đi theo phương thức đàm phán win-win. “Cuộc đàm phán nên hiểu chúng ta đang giải quyết những vấn đề của mọi người như thế nào và bất lợi nào chúng ta nên tránh”.

Bạn thấy đấy, có khá nhiều điều cần học để có được kỹ năng đàm phán kinh doanh giỏi, bạn sẽ dễ dàng thành công hơn nếu kết hợp chắc chắn phần lý thuyết này với việc luyện tập và rèn luyện mỗi ngày.

Xem thêm:

About KiA Tin

KiA Tin
Mình là KiA Tin, đam mê học hỏi, chia sẻ và thích đọc sách. Mình là một người trầm tính ôn hòa nhưng hơi nhút nhát, mong muốn được giao lưu và kết bạn với nhiều bạn bè gần xa.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *