Home / Bài Học Cuộc Sống / Bài học cuộc sống về quản lý tài chính cá nhân hiệu quả

Bài học cuộc sống về quản lý tài chính cá nhân hiệu quả

Giàu hay nghèo, vấn đề cốt lõi không hẳn nằm ở đồng lương hàng tháng mà bạn nhận được, điều đáng nói ở đây là bạn thực hiện quản lý chỗ ngân sách này của mình như thế nào.
 
Làm thế nào để lên kế hoạch tiết kiệm cho tương lai? Sử dụng số tiền như thế nào cho hợp lý? Bài học cuộc sống về quản lý tài chính cá nhân hiệu quả dưới đây sẽ đưa ra một số phương án hay giúp bạn có những kỹ năng, công cụ quản lý tiền thông minh nhất. 

Quản lý tài chính cá nhân – Tạo kế hoạch

Tài chính cá nhân (personal finance) hiện nay được chú trọng rất nhiều, bao gồm các yếu tố như phân tích tình hình tài chính, dự đoán các nhu cầu ngắn và dài hạn. Quản lý tài chính cá nhân chính là việc đưa ra các giải pháp cụ thể, hài hòa nhất để vừa có thể kiếm tiền vừa chi tiêu và vừa tiết kiệm hiệu quả nhất.
 
bai-hoc-cuoc-song-ve-quan-ly-tai-chinh-ca-nha-hieu-qua0
Tạo kế hoạch – Bí quyết quản lý tài chính cá nhân cần lưu ý
 
Để thực hiện tốt được bài học cuộc sống về quản lý tài chính cá nhân, trước hết bạn cần tạo lên một bản kế hoạch chi tiết, cụ thể. Làm tốt điều này ngay từ đầu sẽ vẽ ra các định hướng, kế hoạch về sau cho bạn tốt hơn.
 
Một bản sơ thảo về quản lý tài chính cần dựa trên những mục tiêu, chiến lược và thời điểm đạt được sẽ tạo động lực, thúc đẩy bạn thực hiện chúng một cách nghiêm túc, cẩn thận.
 
Kế hoạch này có thể được xây dựng chi tiết trong một cuốn sổ tay, trên máy tính,… và bạn nên xem lại bản kế hoạch này định kỳ để có thể điều chỉnh tình hình tài chính hợp lý nhất theo từng thời điểm. 
 
Tạo kế hoạch tài chính cá nhân không được quá chung chung, hãy dựa trên sức lực, trí tuệ trung bình của mình để có thể đưa ra một con số gần chính xác nhất về số tiền mình có thể kiếm ra, chi tiêu hàng tháng và tiết kiệm được. 

Quản lý tài chính cá nhân – Chú trọng mục tiêu tài chính

Bài học quản lý tài chính cá nhân thứ hai mà Lời hay ý đẹp khuyên bạn ở đây là chú trọng mục tiêu tài chính. Trên thực tế, mục tiêu tài chính luôn giữ vai trò quan trọng và chưa bao giờ thừa với những người muốn quản lý ngân quỹ của mình.
 
Để làm tốt nguyên tắc này, bạn nên chia nhỏ kế hoạch ra từng phần nhỏ nhằm dễ thực hiện. Hãy nhớ xác định rõ ràng và có những ưu tiên cụ thể về các mục tiêu đó.
 
Trên thực tế, những người có định hướng cuộc sống rõ ràng, mục tiêu quản lý tài chính cá nhân cụ thể sẽ thành công hơn nhóm người còn lại. Lời khuyên ở đây là bạn nên kiên trì theo đuổi chúng cho dù có gặp khó khăn để tích lũy được nhiều kinh nghiệm hơn trong tương lai.
 
Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý không nên đặt mục tiêu quá cao so với tầm với hoặc đặt mục tiêu không cụ thể để tránh khó thực hiện, làm nản ý chí. 

Quản lý tài chính cá nhân – Thiết lập ngân sách

Một ngân sách tài chính được đảm bảo cân bằng sẽ giúp bạn chủ động hơn trong các mục tiêu của mình như mua xe, nhà, thanh toán nợ hoặc đi du lịch,…
 
Tuy nhiên, làm sao để ngân sách này được an toàn và hoạt động có hiệu quả nhất? Bài học cuộc sống này khuyên bạn nên nhớ đó là số chi trả cho các khoản hàng tháng phải nhỏ hơn số tiền kiếm được.
 
Một cái nhìn tổng quát và khách quan nhất sẽ giúp bạn tiện theo dõi các khoản cho tiêu của mình, tránh trường hợp “vung tay quá trán”, “bóc ngắn cắn dài”.
 
bai-hoc-cuoc-song-ve-quan-ly-tai-chinh-ca-nha-hieu-qua-2
 
Lời khuyên hữu ích cho bạn quản lý tài chính cá nhân ở đây là nên chia số ngân sách bạn tiết kiệm được ra nhiều khoản khác nhau, nhất là gói tài khoản tiết kiệm có lãi suất cao theo nguyên tắc tự động chuyển.
 
Với những khoản mua sắm sắp tới cũng cần có kế hoạch cụ thể, nên phân loại các khoản chi tiêu này để dự tính chính xác nhất ngân sách của mình. Nếu bản thân không làm tốt nguyên tắc này bạn cần tự phạt mình để lần sau sống có trách nhiệm hơn. 

Quản lý tài chính cá nhân – Lên kế hoạch và lựa chọn ưu tiên trong chi tiêu

Làm thế nào để có thể thực hiện tốt được hết các kế hoạch chi tiêu của bạn đề ra trong khi tài chính có một mức hạn định cụ thể? Câu trả lời ở đây là bạn phải lên một kế hoạch quản lý tài chính cá nhân và lựa chọn ưu tiên trong chi tiêu.
 
Việc cắt giảm những chi tiết không hợp lý, không thực sự cần thiết sẽ giúp bạn đảm bảo tốt cho “sức khỏe” tài chính của mình. Với những món hàng mua trả góp bạn cũng nên thận trọng trong trường hợp kinh tế còn khá eo hẹp. Chỉ nên quyết định mua những vật dụng thiết yếu nhất, tránh bỏ tiền vô bổ, thích gì mua nấy. 
 
Thay vì chi tiêu cho những món đồ chưa được hợp lý này bạn có thể tự tiết kiệm được một khoản kha khá để đầu tư cho các mục đích khác. “Đừng để tất cả số trứng mà bạn có vào chung một cái rổ” – hãy nhớ quy tắc này bạn nhé.
 
Bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Bài học cuộc sống về quản lý thời gian.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

error: Content is protected !!