Giao tiếp ứng xử là một trong những kỹ năng quan trọng trong cuộc sống, giúp con người thống nhất các hoạt động cùng nhau, trao đổi lượng thông tin, tạo sự gần gũi, gắn bó với nhau hơn.
Trong các kỹ năng giao tiếp ứng xử đó, giao tiếp với bệnh nhân rất đáng được lưu tâm vì ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý bệnh nhân. Do đó, việc đồ hỏi, yêu cầu các cán bộ, chuyên gia, y bác sĩ, nhân viên y tế không chỉ có trình độ chuyên môn cao mà cần phải có kỹ năng – nghệ thuật giao tiếp tốt là điều cấp thiết hơn bào giờ hết.
Mục Lục Trong Bài Viết
Giao tiếp ứng xử giữa bác sĩ và bệnh nhân – Kỹ năng trao đổi thông tin
Kỹ năng này là cách giúp bác sĩ có được thông tin cơ bản về bệnh nhân để có những tư vấn, thăm khám và điều trị bệnh. Để thực hiện kỹ năng giao tiếp ứng xử giữa bác sĩ và bệnh nhân bằng cách trao đổi thông tin, ngôn ngữ được xem là phương tiện chủ đạo được con người dùng trong giao tiếp.
Để làm tốt kỹ năng này các y bác sĩ nên xây dựng được một lịch trình thăm khám cụ thể, chú ý đến các biểu cảm của gương mặt, sử dụng các giao tiêp bằng mắt và các ngôn ngữ cơ thể phù hợp.
Nếu đảm bảo được các yếu tố này, bệnh nhân sẽ có cảm giác được gần gũi, thoải mái với bác sĩ, giúp họ tương tác với nhau dễ dàng hơn.
Trao đổi thông tin – kỹ năng giao tiếp ứng xử quan trọng giữa bác sĩ và bệnh nhân |
Trên thực tế, rất nhiều bệnh nhân luôn cảm thấy lo lắng ngay trong lần gặp bác sĩ đầu tiên để thăm khám, để xóa tan bầu không khí căng thẳng này, các bác sĩ nên tiếp xúc một cách thân mật, mở đầu cuộc gặp gỡ bằng những vấn đề khác của cuộc sống.
Lượng thông tin được xây dựng dựa trên nguyên tắc tạo dựng niềm tin, thân thiện để tạo sự đồng cảm, chia sẻ. Đây cũng là một trong những nét đẹp trong văn hóa giao tiếp ứng xử giữa người với người chứ không riêng gì nghề y.
Kỹ năng đặt câu hỏi
Đặt câu hỏi là một trong những kỹ năng giao tiếp ứng xử cần được lưu ý trong ngành y. Cách đặt câu hỏi sẽ quyết định một phần đến những kết luận lâm sàng về tình hình bệnh của bệnh nhân.
Các dạng câu hỏi mở, câu hỏi đóng, hỏi từng câu một,… sẽ giúp bệnh nhân cung cấp các thông tin chung về tình hình bệnh lý của mình. Bạn không nên sử dụng câu hỏi mở trong trường hợp này để tránh hiện tượng bệnh nhân trả lời theo ý của bác sĩ.
Khi đặt câu hỏi để có được thông tin, phía bác sĩ không nên thay đổi chủ đề cuộc nói chuyện quá nhiều để tránh tình trạng bệnh nhân bị rối loạn thông tin. Hơn nữa, việc chú ý nhắc lại câu hỏi, tóm tắt cuộc trò chuyện, luôn sử dụng lời hay ý đẹp sẽ giúp các bác sĩ làm chủ được câu chuyện của mình hơn.
Bạn cũng nên trao đổi thông tin xung quanh hoàn cảnh gia đình của người bệnh. Một điều lưu ý là bác sĩ nên khuyến khích bệnh nhân đặt câu hỏi và chủ động, ân cần lắng nghe để hiểu hơn tình trạng của bệnh nhân.
Kỹ năng lắng nghe và thấu hiểu
“Lương y như từ mẫu”, vì nghề y là một trong những nghề cao cả, liên quan trực tiếp đến tính mạng con người nên mỗi bác sĩ cần nêu cao tinh thần và trách nhiệm của mình bằng kỹ năng giao tiếp ứng xử là lắng nghe và thấu hiểu.
Nếu làm tốt được điều này, bệnh nhân sẽ lạc quan, giữ vững tinh thần điều trị hơn rất nhiều.
Để công việc đạt hiệu quả tốt, các bác sĩ nên chú ý quan tâm ân cần, không bất cẩn, tắc trách nhằm tránh dẫn đến những sai lầm tai hại. Việc tổ chức công việc linh hoạt, xử lý nhanh nhạy, hợp lý các tình huống khám chữa bệnh kịp thời sẽ góp phần không nhỏ vào việc đưa ra phác đồ điều trị bệnh hợp lý.
Kỹ năng đồng cảm và chia sẻ
Một bác sĩ cần có sự nhuần nhuyễn giữa tài và đức, trong 12 điều y đức, Điều 4 có nhấn mạnh rằng: Khi tiếp xúc với người bệnh và gia đình họ, luôn có thái độ niềm nở, tận tình, phải giải thích tình hình bệnh tật cho người bệnh và gia đình họ hiểu; động viên an ủi, khuyến khích người bệnh điều trị.
Do đó, luôn đối xử với mỗi bệnh nhân như là những thành viên ruột thịt trong gia đình riêng của mình, đó là bài học y đức về giao tiếp ứng xử với bệnh nhân mà mỗi bác sĩ cần phải có. Liên hệ, gắn kết với nhau là nguyên tắc cốt lõi tạo nên sự đồng cảm và chia sẻ trong quy tắc ứng xử này.
Bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Bí quyết giao tiếp ứng xử với khách hàng khôn khéo nhất.
Mình thấy đa số bác sĩ Việt nam hơi khó giao tiếp 1 chút, hy vọng bài viết này được chia sẻ rộng hơn để các bác sĩ và bệnh nhân biết cách giao tiếp, và hiểu nhau hơn trong quá trình khám chữa bệnh
Cá nhân mình cũng từng khám ở nhiều bệnh viện, và cảm thấy bài viết này sẽ cần cho rất nhiều người, vì kỹ năng giao tiếp luôn quan trọng trong mọi trường hợp.
Mỗi lần bệnh nhân đi khám y như bác sĩ là cha là mẹ vậy đó, hy vọng sau này hệ thống y tế nước mình phát triển tốt hơn nữa bạn Rina nhỉ
Bài viết thật hay và ý nghĩa 🙂