Home / Giao Tiếp Ứng Xử / Văn hóa giao tiếp ứng xử với cấp trên

Văn hóa giao tiếp ứng xử với cấp trên

Giao tiếp ứng xử là một mặt quan trọng trong đời sống của mỗi con người. Giao tiếp thông minh, khéo léo là cách giúp con người gần gũi, hiểu nhau hơn. Kỹ năng giao tiếp gồm nhiều nhóm khác nhau như: giao tiếp nơi công sở, giao tiếp trong kinh doanh, giao tiếp trong gia đình, giao tiếp trong xã hội, trước đám đông,…
 
Phạm vi bài viết hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu về Văn hóa giao tiếp ứng xử với cấp trên
 
Trong doanh nghiệp hiện đại ngày nay, việc nịnh bợ sếp để được thăng tiến đã không còn đúng. Thay vào đó, một nhân viên tài giỏi về chuyên môn, biết được văn hóa ứng xử giao tiếp sẽ là những tấm gương sáng. 
 
Khi giao tiếp với sếp, điều đầu tiên bạn nên chú ý là phải biết lắng nghe để hiểu được vấn đề mình phải giải quyết, hạn chế tối đa việc hỏi lại sếp. Điều này sẽ rất tốt, nhất là với sếp có thói quen tỉ mỉ, chi tiết. 
 
Văn hóa giao tiếp ứng xử với cấp trên
 
Mỗi người sẽ có thói quen giao tiếp khác nhau, vì vậy, hãy tìm hiểu xem sếp bạn thích giao tiếp công việc theo cách nào: mail, điện thoại hay nói chuyện trực tiếp?
 
Khi nhận nhiệm vụ, yêu cầu, hãy cố gắng nắm bắt kỹ càng các thông tin yêu cầu, nếu có chỗ nào chưa rõ, chưa hiểu hãy mạnh dạn hỏi ngay để tránh ảnh hưởng đến chất lượng công việc sau này. 
 
Khi trình bày vấn đề, hãy chú ý đến tính ngắn gọn, súc tích và chính xác các vấn đề cần giải quyết. Đảm bảo được tốt các vấn đề này, nhất định bạn sẽ được sếp đánh giá rất cao. 
 
Nếu bạn là người ưa nịnh nọt và muốn dùng cách thức này để thăng tiến, hãy loại bỏ ý nghĩ này ngay lập tức. Trên thực tế hiện nay, để xây dựng một công ty vững mạnh, một người trụ cột, chèo lái con thuyền lớn mạnh như sếp sẽ không có hoặc nếu có thì rất ít người dùng lối ứng xử này của nhân viên để tuyển chọn người hiền tài cho công ty.
 
Do đó, hãy cứ sống là bạn, thật thà, chân thực, phát huy, nói những lời hay ý đẹp đúng lúc, đúng chỗ, sếp sẽ đánh giá được năng lực của bạn ngay.
 
Hãy giải quyết vấn đề một cách trơn tru, nhanh chóng, hiệu quả nhất có thể. Nếu có thể, bạn hãy thành thạo luôn cả phần công việc của người khác để sếp sẽ có những ghi nhận về kiến thức chuyên môn của bạn. 
 
Khi có cơ hội trình bày ý kiến riêng về một vấn đề của nhóm hoặc cá nhân, hãy cố gắng tập trung ngắn gọn, súc tích nhất. Nếu sếp không đồng ý với những quan điểm của bạn, hãy ngừng ngay việc phản đối, thay vào đó bạn nên tìm hiểu lại luận điểm của mình và chọn thời điểm thuyết phục lại sếp. 
 
Việc xây dựng một mối quan hệ thân thiện, hòa đồng giữa các nhân viên trong công ty cũng là một lối văn hóa giao tiếp ứng xử với cấp trên bạn nên lưu ý. Điều này cho thấy rằng, bạn là người sống biết trước, biết sau, tạo dựng được môi trường làm việc thân thiện. 
Vậy làm thế nào để giao tiếp ứng xử ở nơi làm việc được đúng chuẩn mực đạo đức, mời bạn đón đọc bài: Giao tiếp ứng xử nơi công sở

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

error: Content is protected !!