Khổng Tử là người khai sáng ra Nho giáo, ông được nhiều người tôn kính và có hơn 3000 học trò. Khổng Tử nổi tiếng là người đề cao đạo đức và nhân nghĩa, và được tôn xưng là Bậc thầy của thời đại. Vậy rốt cuộc Khổng Tử là người ở đâu, ông có lấy vợ không và quan điểm của ông về phụ nữ như thế nào? Phần phía dưới Lời hay ý đẹp sẽ cùng bạn vén màn cho những câu hỏi này nhé.
Mục Lục Trong Bài Viết
Hỏi Khổng Tử ở đâu ?
Nếu bạn hỏi Khổng Tử ở đâu, thì xin thưa rằng ở làng Xương Bình, nước Lỗ thời nhà Chu (nay thuộc huyện Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc), có một cậu bé được hạ sinh vào ngày 27 tháng 8 năm 551 TCN, nguyên danh của cậu bé ấy là Khổng Khâu, ngay từ khi mới lọt lòng trên đầu cậu bé ấy đã có hình thù như 1 cái gò, vì thế được đặt tên là Khâu, tức: cái gò.
Khổng Khâu là 1 cậu bé thông minh, ham học hỏi và vô cùng lễ phép. Khi lớn Khổng Khâu mở lớp dạy học nên được nhiều người gọi là Khổng Tử. Một đời sống Nhân nghĩa và có nhiều tư tưởng triết lý đạo đức để lại nhiều giá trị vô giá cho đời sau.
Khổng Tử ở đâu, có vợ không và Khổng Tử nói về phụ nữ thế nào ?
Khổng Tử có vợ không ?
Nói đến Khổng Tử, hẳn chúng ta chỉ thường nghe đến 1 Khổng Tử rong ruổi hơn 20 năm khắp 6 nước để tìm một minh quân nguyện sử dụng học thuyết của mình. Chúng ta chỉ biết đến Khổng Tử có đến Tam thiên đồ đệ, nhưng trong lúc sinh thời thì học thuyết của ông lại không được trọng dụng và cho đến thời nhà Hán tất cả những hành xử, lời nói và tư tưởng của ông được coi là 1 chuẩn mực sống.
Từ đó Khổng Tử chính là 1 bậc thánh nhân của thời đại. Nhưng rất ít tư liệu nhắc đến đời sống gia đình, vợ con của ông. Vậy rốt cuộc ông có lập gia đình và có con hay không?
Thì xin thưa rằng: Trong cuốn sách “Khổng Tử Gia Ngữ”, Vương Tiêu có viết về toàn bộ cuộc đời của Khổng Tử một cách tóm lược như sau: “Năm Khổng Tử 3 tuổi Thúc Lương Ngột chết, chôn ở đất Phòng.Tới năm 19 tuổi, lấy Nguyên Quan thị người nước Tống, một năm sau thì sinh ra Bá Ngư”.
Như vậy Khổng Tử đã lấy vợ vào năm ông 19 tuổi, Nguyên Quan thị người nước Tống là vợ đầu tiên của ông. Sau khi lập gia đình được 1 năm thì Nguyên Quan thị hạ sinh cho ông một người con trai đươc đặt tên là Bá Ngư.
Xem thêm:
- Tính cách của người quân tử là gì và Khổng Tử nói về quân tử thế nào ?
- Khổng Tử nói về tiểu nhân thế nào và lời dạy của Khổng Tử
Khổng Tử nói về phụ nữ như thế nào ?
Khổng Tử có rất nhiều triết lý bàn về tiểu nhân, quân tử, đạo hiếu, tuy nhiên những tư tưởng của ông về phụ nữ thì rất hiếm hoi. Sau khi ông qua đời, các học trò của ông đã mang những màn đối đáp và lời dạy của Khổng Tử để biên soạn nên cuốn Luận ngữ.
Trong Luận ngữ thì chỉ thấy 1 lần duy nhất mà ông nhắc đến phụ nữ. Đó là: “Duy nữ tử dữ tiểu nhân vi nán dưỡng dã, cận chi tắc bất tốn, viễn chi tắc oán” (Nghĩa là, Khổng Tử nói: “Duy chỉ có phụ nữ và tiểu nhân là khó giáo dưỡng. Gần thì họ khinh nhờn, vô lễ, xa thì họ oán hận”).
Khổng Tử xếp phụ nữ và tiểu nhân ngang hàng
Trong quan điểm của Khổng tử thì tiểu nhân là kẻ ích kỷ, hẹp hòi luôn bất chấp mọi thủ đoạn để đạt được mục đích của mình. Thế mà ông lại đặt phụ nữ và tiểu nhân ngang hàng với nhau, như thế có thể thấy rằng Khổng Tử rất coi thường thậm chí là ghét bỏ phụ nữ. Theo ông thì phụ nữ là người khó dạy và rất ích kỷ. Vì đâu Khổng Tử lại có những nhận định gay gắt về phụ nữ như vậy?
Rất nhiều người đời sau cũng không thể hiểu được khi Khổng Tử nói ra quan điểm này là chỉ là phút nóng giận, phiền muộn nhất thời hay đây chính là quan điểm của ông về phụ nữ nói chung. Tất cả những lý giải cũng chỉ là suy đoán của người sau.
Nhưng có hai giả thiết được nhiều nhà nghiên cứu đề xuất nhất, vì nếu dựa theo nguồn tư liệu về Khổng Tử thì 2 giả thiết này khá hợp lý. Giả thiết thứ nhất cho rằng Khổng Tử có nhận định như vậy là do ông lận đận trong đường tình duyên. Giả thiết thứ hai là vì người vợ Nguyên Quan thị của ông, vì Khổng Tử và Nguyên Quan thị đã ly hôn, không thể chung sống với nhau đến cuối đời, và từ đó ông cũng không lấy thêm vợ khác nữa.
Để giải thích cho giả thiết đầu thì vốn dĩ khi mới lọt lòng Khổng Tử đã có hình thù hơi kỳ lạ (dị tướng). Là người có vóc dáng cao lớn, có tướng ngũ lộ (mắt lồi, lỗ mũi rộng, lộ hầu, tai bạt, răng hở).
Ngoại hình của Khổng Tử được đánh giá là dưới mức trung bình
Bài xem nhiều:
- Tổng hợp 50 câu danh ngôn cuộc sống Khổng Tử hay mang lại giá trị muôn đời
- Những câu nói hay Khổng Tử lưu truyền từ ngàn xưa
Với tướng mạo dưới mức trung bình, cộng thêm hoàn cảnh gia đình khó khăn và Khổng Tử còn mồ côi cha kể từ khi mới lên 3 tuổi. Gia đình chỉ có mẹ già, mà trong thời đại ngày xưa luôn đề cao môn đăng hộ đối nên trong quá trình đi hỏi vợ không tránh được những trường hợp bị từ chối thậm chí là cười nhạo và chê trách. Có thể vì thế mà Khổng Tử có những ám ảnh không tốt về phụ nữ.
Tuy nhiên, giả thiết trên hoàn toàn là những phỏng đoán. Còn giả thiết thứ hai cho rằng ông có những nhận định không tốt về phụ nữ như vậy là do người vợ Nguyên Quan thị của mình, giả thiết này có thể cho là khá chính xác, vì đời sống hôn nhân với vợ không được viên mãn, nên Khổng Tử đã xuất thê (ly hôn) và không tái hôn. Hành động này có thể thấy ông không tin vào phụ nữ và thậm chí còn ác cảm nên xếp phụ nữ ngang hàng với tiểu nhân.
‘Trước đây, cha ông có mặc áo tang trong ngày tang lễ của người mẹ đã ly hôn với ông nội ông hay không?’” Đó là câu mà mọi người hỏi Tử Tư được trích trong sách “Lễ Ký” (Tử Tư là cháu của Khổng Tử). Qua chi tiết này có thể khẳng định Khổng Tử đã xuất thê, có phải người phụ nữ của ông đã phạm phải một trong 7 điều xuất thê của thời đại xưa đó là: Không có con, dâm loạn, không chăm sóc cha mẹ, lắm lời, trộm cắp, ghen tuông, mắc bệnh hiểm nghèo.
Dù là lý do gì nhưng khi xuất thê ông cũng không tái hôn, mà trong thời đại xưa chuyện 5 thê 7 thiếp là chuyện hoàn toàn bình thường, có thể thấy rằng Nguyên Quan thị đã khiến ông có cái nhìn không tốt về phụ nữ.
Nhưng đối với một người chồng một đời cùng học trò rong ruổi khắp nơi tìm quân vương dùng học thuyết của mình nhưng bất thành, thì phụ nữ ở nhà quán xuyến mọi chuyện chăm lo con cái cũng áp lực và mệt mỏi. Họ sẽ cảm thấy tủi thân và cũng không thiết tha về người chồng quanh năm suốt tháng bôn ba không quan tâm đến chuyện nhà cửa, vợ con.
Chuyện nhà còn chưa yên cớ chi lại muốn bình ổn được cả thiên hạ. Cũng có thể vì thế mà chính trong thời của Khổng Tử thì học thuyết của ông mới không được trọng dụng mà phải đến tận thời nhà Hán sau này mới công nhận học thuyết Nho giáo.
Dù là vì nguyên nhân gì nhưng để Khổng Tử có nhận định về phụ nữ “Duy nữ tử dữ tiểu nhân vi nán dưỡng dã, cận chi tắc bất tốn, viễn chi tắc oán” thì có thể thấy rằng ông cũng đã quá mệt mỏi, thất vọng thậm chí là chịu tổn thương từ phụ nữ.
Vì con người dù có khách quan bao nhiêu nhưng cũng có lúc để cảm xúc cá nhân lên ngôi. Khổng Tử cũng vậy, có thể vì chịu nỗi đau, nỗi buồn phiền nhất thời nên có những nhận định mang tính chất thời điểm về phụ nữ như vậy. Chính vì thế ông chỉ có 1 nhận định duy nhất về phụ nữ, chứ không phải tư tưởng xuyên suốt được đúc kết và lặp lại và nhắc đến nhiều lần.
Bởi vì phụ nữ hay đàn ông nói chung cũng có người tốt kẻ xấu, người lương thiện kẻ ích kỷ nhỏ nhen. Chúng ta có phải nên có cái nhìn khách quan và công minh hơn đối với từng người mà mình đang tiếp xúc hiện tại.
Có thể bạn quan tâm: